Chọn biểu đồ Xbar-R Chart
1. Copy dữ liệu này và Paste vào Excel (paste Special Unicode text)
|
Hoặc tải file về từ link
Xbar-R Chart tài liệu thực hành
2. Công thức tính
Xem clip để được hướng dẫn dùng hàm trong Excel để tính toán
3. Lợi ích của Control Chart Xbar-R
1. Quan sát sự biến đổi của quá trình (thông qua việc phân tích kết quả đo của sản phẩm tạo ra từ quá trình hoặc thông số của quá trình, tùy theo đối tượng nghiên cứu là gì)
2. Xbar : hiển thị sự thay đổi của giá trị trung bình của quá trình đang biến đổi ra sao (nếu không có điểm nào vượt ra ngoài giới hạn 3 Sigma UCL và LCL là quá trình đang được kiểm soát)
3. R Chart : hiển thị sự biến đổi (phân tán) của quá trình, đây cũng được hiểu là sự dao động của quá trình, (nếu không có điểm nào vượt ra ngoài giới hạn 3 Sigma UCL và LCL là quá trình được cho là chưa có gì bất thường).
Tại sao lại cần cả Xbar và R? vì quan sát giá trị trung bình không phải lúc nào cũng là cho ta cái nhận xét đúng về tình trạng thực tế của quá trình, có thêm R ta quan sát được sự bất thường trong dao động của quá trình để có sự đánh giá đúng hơn.
Trong ví dụ trên ta chạy ra được biểu đồ Xbar và R như sau
Ta có thể thấy giá trị trung bình có điểm Day6 là vượt ra ngoài LCL của X các điểm khác cơ bản là nằm trong vùng UCL và LCL, đối với Range tất cả đều nằm trong vùng UCL-LCL.
Ta thay đổi một chút cho nhóm mẫu số 1 như sau
Day1 |
220 |
140 |
159 |
162 |
161 |
Và ta quan sát biểu đồ Xbar và biểu đồ R xem sao
Xbar không thể hiện được sự bất thường của nhóm dữ liệu Day 1, nhưng biểu đồ Range đã cho ta thấy rằng nhóm Day1 có sự dao động RẤT LỚN (vút lên) khỏi đường giới hạn kiểm soát UCL và LCL của Range. Đó chính là lý do mà Chủ nghĩa bình quân không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế quá trình.
Chú ý: Việc vẽ biểu đồ bằng Excel này dễ dàng và có thể thêm nhóm dữ liệu mới liên tục, bạn có thể vẽ biểu đồ này với khởi đầu từ 1 đến 2 nhóm dữ liệu. Tuy nhiên theo khuyến cáo thì các bạn không đánh giá quá trình khi số mẫu nhỏ như vậy (nếu nó không có sự dao động quá bất thường như ví dụ trên thì các bạn sẽ Đánh giá quá trình bằng biểu đồ kiểm soát khi bạn có 20 nhóm trở lên).
Mọi trao đổi các bạn hãy comment
4. Bảng các hằng số trong control chart
Subgroup
Size (n)
|
A2
|
D3
|
D4
|
d2
|
2
|
1.880
|
0
|
3.267
|
1.128
|
3
|
1.023
|
0
|
2.574
|
1.693
|
4
|
0.729
|
0
|
2.282
|
2.059
|
5
|
0.577
|
0
|
2.114
|
2.326
|
6
|
0.483
|
0
|
2.004
|
2.534
|
7
|
0.419
|
0.076
|
1.924
|
2.704
|
8
|
0.373
|
0.136
|
1.864
|
2.847
|
9
|
0.337
|
0.184
|
1.816
|
2.970
|
10
|
0.308
|
0.223
|
1.777
|
3.078
|
11
|
0.285
|
0.256
|
1.774
|
3.173
|
12
|
0.266
|
0.284
|
1.716
|
3.258
|
13
|
0.249
|
0.308
|
1.692
|
3.336
|
14
|
0.235
|
0.329
|
1.671
|
3.407
|
15
|
0.223
|
0.348
|
1.652
|
3.472
|
16
|
0.212
|
0.364
|
1.636
|
3.532
|
17
|
0.203
|
0.379
|
1.621
|
3.588
|
18
|
0.194
|
0.392
|
1.608
|
3.640
|
19
|
0.187
|
0.404
|
1.596
|
3.689
|
20
|
0.180
|
0.414
|
1.586
|
3.735
|
21
|
0.173
|
0.425
|
1.575
|
3.778
|
22
|
0.167
|
0.434
|
1.566
|
3.819
|
23
|
0.162
|
0.443
|
1.557
|
3.858
|
24
|
0.157
|
0.452
|
1.548
|
3.895
|
25
|
0.153
|
0.459
|
1.541
|
3.931
|
-Viet Nguyen-
Tại sao người ta không dùng Xbar-S nhỉ, nó sẽ chính xác hơn.
Trả lờiXóaYou are right, You can do it as that way. Có thể trước kia tính toán bằng tay thì STDEV sẽ khó khăn nên người ta tính Sigma theo Rbar/d2, Bây giờ máy tính rồi, làm được thôi.
XóaCho em hỏi UCL & LCL mình có tự đưa ra được không hay phải buộc dựa vào dữ liệu và tuân theo phân phối chuẩn để có ạ ?
Trả lờiXóaUCL và LCL sẽ tự tính ra theo công thức để nó có giá trị tương ứng +/- 3Sigma. Hoàn toàn dựa trên dữ liệu mà tính ra.
XóaNếu Subgroup
Trả lờiXóaSize (n) lớn hơn 25 thì các giá trị A2
D3
D4
d2
sẽ lấy bằng bao nhiêu nhỉ mọi người ơi?
Sample size lớn thì dùng Xbar-S chart và tính một số hằng số theo công thức. http://tieuchuanchatluong.blogspot.com/p/tai-nguyen.html
XóaChào anh !
Trả lờiXóaRange chart đang bị vượt ngoài tiêu chuẩn, như vậy có bị ảnh hưởng gì tới quá trình không ạ, có phải xem xét hay đưa ra cải tiến cho vấn đề này không ạ, thông tin lại giúp em, cảm ơn anh !