Trong bài này chúng ta cùng bàn về việc đọc và hiểu biểu đồ kiểm soát. Trong thực tế không phải lúc nào bạn cũng nhận được cùng một kết quả từ đầu ra của một quá trình của bạn. Lý do là vì luôn có những sự dao động trong tất cả các quá trình.
Có hai nguồn sai số (dao động). Một là dao động do các nguyên nhân Phổ biến (Common Cause Variation), nó là những dao động vốn có của quá trình do quy cách thiết kế của nó và nó được kiểm soát.
Dao động thứ hai là dao động đặc biệt (Special Cause of Variation), Nó là do những nguyên nhân mà không thường xảy ra trong quá trình, nó xảy ra là do yếu tố bất thường nào đó tác động đến.
Một quá trình được cho là được kiểm soát là chỉ tồn tại dao động thông thường (Phổ biến) Common Cause, nhưng làm sao ta nhận biết được là quá trình đang chỉ có dao động thông thường hay là có cả dao động đặc biệt. Chỉ có một cách để xác định và cũng chính là tác dụng của biểu đồ kiểm soát.
Biểu đồ kiểm soát được dựa trên nguyên tắc Empirical 68-95-99.7, tức là theo sự phân bố chuẩn của biểu đồ Normal Distribution (Bell Curve). Cụ thể là sự phân bố chuẩn thì
- Có xác suất 68.3% quá trình nằm trong vùng 1Sigma (từ -1Sigma đến +1Sigma)
- Có xác suất 95.45% quá trình nằm trong vùng 2 Sigma ( từ -2Sigm đến +2Sigma)
- Có xác suất 99.7% quá trình nằm trong vùng 3 Sigma (từ -3 Sigma đến + 3Sigma)
Biểu đồ kiểm soát dựa trên sự phân bố chuẩn này để quan sát quá trình.
Ghép biểu đồ quả chuông với Control Chart ta được hình như sau
Ta bắt đầu đọc từng biểu đồ.
1. Quá trình đang được kiểm soát
lý do:
- Quá trình dao động ngẫu nhiên (randomly).
- Phần lớn các điểm dao động gần với đường trung bình.
- Vài điểm gần với đường giới hạn kiểm soát.
- Không có điểm nào vượt ra ngoài 2 đường UCL và LCL.
2. Quá trình bị Mất kiểm soát do có điểm vượt ngoài đường UCL, LCL
Lý do:
Theo nguyên tắc Empirical 68-95-99.7 và theo biểu đồ quả chuông bên trên thì với đường UCL hay LCL là 3Sigma nên sẽ có xác xuất 99.7% quá trình nằm trong vùng +/-3Sigma còn 0.25% xác suất nằm ngoài vùng 3Sigma ( 0.25% = 1/ 400 điểm). Như vậy nếu biểu đồ của ta có 400 điểm thì 1 điểm vượt ra ngoài đường 3Sigma thì cũng là bình thường, còn nếu biểu đồ của ta không có hoặc chưa đến 400 điểm thì nếu 1 điểm vượt ra ngoài vùng 3Sigma tức là không còn tính phân bố chuẩn nữa và sẽ có nguyên nhân đặc biệt nào đó gây ra. Hành động cần thực hiện để tìm ra nguyên nhân đặc biệt đó và loại nó ra khỏi quá trình. Bạn không cần phải thay thế toàn bộ dữ liệu đang theo dõi cũng không cần phải loại bỏ điểm Vượt ra ngoài đó khỏi biểu đồ, chỉ cần có nguyên nhân và đối sách cho điểm đó là được.
3. Nguyên tắc đánh giá 7 điểm
- Khi có 7 điểm liên tục nằm về một phía quả biểu đồ (trên hoặc dưới) đểu thể hiện quá trình đang có nguyên nhân bất thường vì theo Empirical Rule thì quá trình phải dao động ngẫu nhiên và có 50% dao động sang mỗi bên của biểu đồ. Hành động cần thực hiện để tìm ra nguyên nhân đặc biệt đó và loại nó ra khỏi quá trình.
- Khi có 7 điểm liên tục có xu hướng đi lên hoặc xu hướng đi xuống là thể hiện quá trình đang có nguyên nhân bất thường ảnh hưởng. Hành động cần thực hiện để tìm ra nguyên nhân đặc biệt đó và loại nó ra khỏi quá trình.
Theo quan điểm của Tôi thì chúng ta nên Tách biểu đồ và kiểm soát sau cải tiến bằng biểu đồ mới (phần biểu đồ cũ được lưu cùng đối sách để tham khảo khi cần).
4. Nguyên tắc đánh giá theo Zone (khu)
Ta ghép biểu đồ Quả chuông vào với Control Chart sẽ tương ứng như sau
Bạn sẽ quan sát thấy các
- vùng A ( 2 phía ngoài cùng giữa 2 đường +/- 2Sigma và +/- 3Sigma)
- vùng B ( 2 phía ngoài và giữa 2 đường +/-1Sigma và +/- 2Sigma)
- vùng C ( 2 phía trong cùng giữa 2 đường -1Sigma và +1Sigma)
Vậy làm sao để tạo ra các vùng này, đơn giản. Khi tính giá trị 2 đường UCL và LCL là bạn đã tính được 2 giá trị lớn nhất rồi việc còn lại là bạn chia làm 3 phần bằng nhau (giá trị của UCL /3 và LCL /3) lấy 1 phân đó + / - với AVG là bạn có 2 vùng C, lấy phần đó nhân với 2 rồi + /- với AVG là bạn có 2 vùng B, vậy xong cả 3 vùng (6 khoảng)
4.1 Quá trình bình thường theo Vùng
4.2 Quá trình bất thường khi có 2/3 điểm liên tục nằm ở vùng A cùng một phía
Lý do: là vì chỉ có 2,14% giá trị có xác xuất rơi vào vùng A mà thôi, nên nếu liên tiếp 2/3 điểm rơi vào đây tức là 60% xác suất rồi. (nhiều quá)
4.3 Quá trình bất thường khi có 4/5 điểm liên tục nằm ở vùng B cùng một phía
Lý do: là vì chỉ có 14% giá trị có xác xuất rơi vào vùng B mà thôi, nên nếu liên tiếp 4/5 điểm rơi vào đây tức là 80% xác suất rồi. (nhiều quá)
4.4 Quá trình bất thường khi có 15 điểm trở lên liên tục nằm ở vùng C
Lý do: là vì chỉ có 68% giá trị có xác xuất rơi vào vùng C mà thôi, nên nếu liên tiếp 15 điểm rơi vào đây liên tục tức là gần như 100% xác suất rồi. (nhiều quá)
4.5 Quá trình bất thường khi có 8 điểm trở lên liên tục không rơi vào vùng C
5. Quá trình bất thường khi có liên tục 14 điểm lên và xuống đều (1 lên, 1 xuống).
Lý do: điều này biểu hiện cho sự dao động theo chu kỳ và như vậy không có tính ngẫu nhiên.
6. Xem Clip bài giảng theo video này nhé
<Việt Nguyễn - ngvietlg@gmail.com>
Hi anh Việt,
Trả lờiXóaEm mới bắt đầu tìm hiểu cề Control Chart nên có thắc mắc muốn nhờ anh giải đáp. Đoạn anh nói về các bất thường của quá trình,
Ví dụ: 2/3 điểm liên tục nằm trong vùng A (tỷ lệ điểm rơi vào vùng này là khoảng 5% - tính trên tổng số điểm của quá trính), nhưng anh lại cho rằng 2/3 điểm có tỷ lệ là 60% -> đưa ra kết quả quá trình bất thường.
Anh có thể giải thích giúp em được không? Em vẫn chưa được thuyết phục với cách lí giải như vậy.
Em cảm ơn anh!
Nó dựa theo nguyên tắc 68-95-99.7 bạn nhé. Vùng A là ngoài vùng 2 Sigma mà trong vùng 2 Sigma là có 95%, vậy ngoài vùng 2 Sigma chỉ có thể có tổng 5% ( chia cho 2 bên TRên/Dưới) vậy mỗi bên chỉ có khoảng 2.5%). Nên nếu nó là 60% thì hơi nhiều...Theo xác suất thì khoảng 0.00306.
Trả lờiXóaHi anh, bài viết rất hay. Em mới tìm hiểu về control chart, cần viết báo cáo về kết quả kiểm nghiệm theo control chart này, anh hướng dẫn giúp em cách viết với ạ, cảm ơn anh nhiều
Trả lờiXóaMình cũng không rõ báo cáo của bạn như thế nào.
Xóahi. Thật sự mình thấy không thuyết phục với cách lý giải tại sao có 4/5 điểm liên tục nằm trong vùng B cùng một phía thì quá trình bất thường (mục 4.3 và tương tự cho các mục khác). Bạn giải thích là vì chỉ có 14% giá trị có xác xuất rơi vào vùng B mà thôi, nên nếu liên tiếp 4/5 điểm rơi vào đây tức là 80% xác suất rồi (nhiều quá). Vậy tại sao không chọn 3/4 vì 3/4 = 75% rồi thì cũng rất lớn hơn 14% mà hay sao không chọn 2/3 vì 2/3=67% thì cũng rất lớn hơn 14% rồi.
Trả lờiXóaBạn đọc thêm tài liệu này nhé, nó khá phức tạp: https://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?referer=https://www.google.com/&httpsredir=1&article=1060&context=cssmwp
Trả lờiXóaThanks a Việt, chúc anh sức khoẻ và thành công, để ngày càng ra nhiều bài viết về 6Sigma cho bọn em tham khảo
Trả lờiXóa