Tìm kiếm (search)

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

SPC Control Chart_Biểu đồ Xbar-S

    Trong bài này Tôi sẽ giới thiệu về Biểu đồ Xbar-S Chart, Vậy Xbar là gì? và S là gì ?. Như bài trước Tôi đã giới thiệu về biểu đồ Xbar-R Chart cơ bản thì Xbar vẫn là giá trị trung bình của quá trình mà ta tính toán được từ dữ liệu phân tích, còn S là Standard Deviation (Độ sai lệch chuẩn).
     Vậy tại sao lại phải thiết kế thêm cái Xbar-S chart này làm gì, sao không dùng chỉ Xbar -R Chart thôi cho đỡ phức tạp?
     Ta cùng quan sát chút sơ đồ dưới đây rồi bàn bạc nhé. Theo như sơ đồ này thì ta chọn S chart khi mà số lượng mẫu trong từng sub-group lớn hơn 8. (còn nếu từ 8 trở xuống thì chọn Xbar-R). Tại sao lại thế nhỉ?


     Theo những gì tôi đọc và nắm được thì Range là chỉ tính cho 2 giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong từng Sub-group (Công thức Range = Max (X) - Min(X)) như vậy khi với số lượng mẫu nhỏ thì Range có thể đại diện cho sự dao động của quá trình, còn khi số lượng mẫu lớn hơn thì Range không hoàn toàn đại diện được hết sự dao động của quá trình do vậy nếu ta dùng Range thì có thể sẽ misleading khi đánh giá về quá trình và do vậy người ta đưa ra biểu đồ Xbar-S cho số lượng mẫu lớn vì S được tính toán từ tất cả các giá trị trong Subgroup nên nó bao quát toàn bộ sự dao động của quá trình ( s = sqrt [ Σ ( xi - x )2 / ( n - 1 ) ].  Vậy là chúng ta cũng biết tại sao lại có thêm biểu đồ Xbar-S chart.

Bây giờ ta tìm hiểu cụ thể về Xbar-S chart

1. Khái niệm và Cấu trúc
Là biểu đồ theo dõi giá trị trung bình của quá trình (X-bar) và sự dao động (STDEV) của quá trình qua thời gian.


2. Công thức

3. Tính toán (Xem bài giảng trên Clip)


                                             
4. Tài liệu thực hành
        Tải về : Xbar-S chart tài liệu thực hành

<Việt Nguyễn - ngvietlg@gmail.com>


1 nhận xét:

  1. Thank bác. Nhờ bài viết này mà mìn đã giải quyết được 1 khó khăn khi vẽ biểu đồ SPC. Kích thước tiểu nhóm của mình là 10 nên vẽ Xbar R toàn bị out dải.

    Trả lờiXóa